22
Th8

Lựa chọn mái che như thế nào để chống nóng cho sân thượng?

Càng ít ánh nắng chiếu trực tiếp vào công trình, nhiệt lượng càng giảm đi. Chính vì vậy, việc che chắn cho sân thượng là vô cùng quan trọng, giúp làm mát toàn bộ không gian nhà ở. Tuy nhiên nhiều gia chủ băn khoăn không biết nên lựa chọn mái che như thế nào để chống nóng cho sân thượng. Hãy cùng CITA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao phải chống nóng cho sân thượng?

Hầu hết những ngôi nhà có sân thượng đều sử dụng bê tông cốt thép nên có khả năng chống chịu thời tiết tốt, độ bền cao. Nhưng bê tông có khả năng hấp thụ và cách nhiệt rất mạnh nên vào mùa hè, nhiệt độ trong nhà sẽ rất cao và oi bức.

Chống nóng cho sân thượng là điều mà rất nhiều gia chủ quan tâm

Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp cách nhiệt, chống nóng cho sân thượng để giảm nhiệt độ phòng và giúp đem lại không gian mát mẻ, trong lành cũng như tiết kiệm điện năng tiêu thụ quạt, điều hòa là điều vô cùng cần thiết.

Các loại mái che chống nóng cho sân thượng

Mái che chống nóng sân thượng bằng ngói

Ngói luôn là vật liệu có khả năng chống nóng tốt nhất. Những chiếc mái che sân thượng bằng ngói sẽ giúp xua tan sự nắng nóng, oi bức của mùa hè.

Tuy nhiên, mái che chống nóng sân thượng bằng ngói có chi phí đầu tư ban đầu khá đắt.

Mái che sân thượng bằng ngói sẽ giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn khi sinh hoạt trên sân thượng

Mái che chống nóng sân thượng bằng tôn cách nhiệt

Việc thi công mái tôn trên sân thượng sẽ giúp hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp lên bề mặt bê tông, từ đó giảm nhiệt cho ngôi nhà vào những tháng hè nắng nóng. Đồng thời nó cũng giúp che mưa, giảm thiểu tình trạng ngậm nước của bê tông dẫn tới hiện tượng nứt trần.

Về tính thẩm mỹ, mái tôn cũng không được đánh giá cao như các loại mái khác, ví dụ như mái kính, mái ngói.

Tuổi thọ dài lâu so các loại mái che khác là một lợi thế lớn khác của mái tôn. Một chiếc mái tôn được lắp đặt đúng kỹ thuật có thể tồn tại từ 50-60 năm hoặc hơn

Mái che chống nóng sân thượng bằng kính

Mái che sân thượng bằng kính thường sử dụng là loại kính cường lực, kính dán cường lực hoặc kính 2 lớp để đảm bảo độ an toàn; chắc chắn trong quá trình sử dụng. Khung mái kính khá đa dạng, có thể là khung Inox, khung sắt; khung thép mạ kẽm, kết hợp với phụ kiện đi kèm theo nhu cầu của gia chủ.

Vì mái kính sử dụng cho những khu vực ngoài trời nên sẽ không gây cảm giác bí và ngột ngạt như những loại nhà kính kín.

Ưu điểm nổi trội của mái kính là lấy được ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, tầm nhìn không bị giới hạn, mở ra không gian rộng hơn, bao quát hơn và gần gũi hơn với thiên nhiên.

Mái kính mang tính thẩm mỹ cao đi đôi với giá thành kính cường lực cũng cao hơn so với các loại vật liệu khác

Mái che chống nóng sân thượng bằng bạt

Kết cấu của mái che chống nóng sân thượng bằng bạt khá đơn giản. Cấu tạo gồm hai phần chính phần khung và phần bạt. Nhờ kết cấu không quá phức tạp nên dễ dàng thay thế và bảo trì khi có nhu cầu.

Mái che bằng bạt giải pháp cách nhiệt giúp tăng công năng sử dụng cho sân thượng

Mái che chống nóng sân thượng bằng nhựa polycarbonate

Nhược điểm của mái che chống nóng sân thượng bằng nhựa polycarbonate là chỉ có 1 loại duy nhất, đơn điệu, không có nhiều sự lựa chọn và giá cả cũng không rẻ

Các giải pháp chống nóng khác cho sân thượng

Ngoài việc sử dụng mái che chống nóng cho sân thượng, gia chủ có thể lựa chọn các giải pháp khác để giảm nhiệt nhà hiệu quả.

Trồng cây xanh chống nóng cho sân thượng

Cây xanh đóng vai trò như những chiếc điều hòa tự nhiên giúp điều hòa không khí và làm không gian sống trở nên dễ chịu hơn. Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà.

Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý tới việc thi công chống thấm cho sân thượng. Nhiều trường hợp bị nứt mái do thấm nước khiến khả năng chống nóng của sân thượng bị ảnh hưởng.

Các biện pháp thoát nước trên mái cần bố trí khoa học tránh tình trạng đọng nước tù ảnh hưởng đến kết cấu phần trần mái căn nhà

Đổ bê tông bọt nhẹ cho sân thượng

Chống nóng cho sân bê tông sân thượng là một biện pháp chống nóng truyền thống được nhiều gia chủ sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là giá thành khá rẻ, khả năng tự chảy cao, không bị lún hay co ngót.

Nhược điểm lớn mà biện pháp này gặp phải đó chính là khả năng chống nóng không hiệu quả. Sau một thời gian chống chọi với thời tiết, nước mưa sẽ ngấm dần vào bê tông làm tăng tải trọng công trình lên rất nhiều. Điều này khiến phần mái bị nứt làm ảnh hưởng đến khả năng chống nóng và hệ thống mái bằng.

Lát gạch chống nóng cho sân thượng

Gạch cách nhiệt chống nóng sẽ được lát trực tiếp lên mặt sân thượng tương tự như gạch bê tông bọt nhẹ.

Sau khi lát gạch có thể cán nền hoặc dùng các loại gạch men để hoàn thiện. Đặc điểm của loại gạch này là có lỗ rộng phía dưới giúp cách nhiệt giữa hai môi trường. Tạo không khí thoáng mát cho căn phòng áp mái. Ngoài ra cách thức thi công chống nóng sân thượng bằng gạch lỗ đơn giản, giá thành vật liệu rẻ nên được nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, hiệu quả cách nhiệt của gạch chống nóng cho sân thượng không cao, thậm chí nhiệt độ do gạch hấp thụ vẫn có thể truyền thẳng xuống các phòng ở phía dưới.

Bên cạnh đó, sau một thời gian chống chọi với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, lớp gạch sẽ bị thấm nước khiến tỷ trọng mái tăng đáng kể, dẫn tới tình trạng nứt trần nhà và ẩm mốc

Việc lựa chọn mái che phù hợp chỉ là bước đầu tiên trong quá trình bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết. Để đảm bảo sân thượng luôn khô ráo và bền vững, bạn cần kết hợp với các giải pháp chống thấm. Hãy tham khảo ngay bài viết về các cách chống thấm sân thượng hiệu quả để tìm ra phương pháp tối ưu cho ngôi nhà của mình.