4 lưu ý thiết kế giếng trời cho nhà ống tránh bị mưa tạt
Việc bố trí giếng trời cần được tính toán cẩn thận, hợp lý mới khai thác được hết tính hữu dụng của nó. Khi thiết kế giếng trời nhà ống, rất nhiều gia chủ gặp phải trường hợp bị mưa tạt. Vậy nên làm thế nào để xử lý vấn đề này?
Tại sao giếng trời bị mưa tạt, bị hắt dột?
Thiết kế giếng trời cho nhà ống là hạng mục được nhiều gia chủ lựa chọn. Giếng trời mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: giúp tăng ánh sáng, điều hòa không khí, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Không chỉ nhà ống, các công trình kiến trúc khác cũng thường ứng dụng giếng trời kết hợp thông tầng để tạo sự bề thế, sang trọng cho không gian.
Khi thiết kế giếng trời, một điều tất yếu phải làm là bố trí mái che ngăn nước mưa. Mái che giếng trời thường được làm bằng nhựa sáng, kính, hoặc các vật liệu như mica. Bên dưới mái che thường sẽ chừa lại khe hở để thoát khí nóng và giúp thông gió tự nhiên cho căn nhà.
Sở dĩ, khu vực giếng trời có mái che nhưng vẫn bị hắt mưa là do:
- Kích thước mái che so với kích thước giếng trời không phù hợp, không đủ để chắn mưa. Khi trời mưa, nước mưa vẫn bị gió tạt và len vào khe hở thông gió của giếng trời, khiến căn nhà bị dột và hắt nước.
- Mái che giếng trời bị thủng sau thời gian dài sử dụng, vật liệu làm mái che xuống cấp. Khi gặp tác động của thời tiết bên ngoài sẽ khiến mái che bị thủng và gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt.
- Mái che bị hở, bị vênh lên do lắp đặt sai kỹ thuật.
4 lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà ống để tránh bị mưa tạt
Lựa chọn vị trí thiết kế giếng trời
Dựa vào diện tích, vị trí của ngôi nhà, hướng gió và không gian thiên nhiên xung quanh mà có những cách bố trí giếng trời thích hợp.
Đối với những căn nhà ống có lợi thế về chiều dài, lời khuyên của KTS đó là bố trí giếng trời ở giữa hoặc cuối nhà để ánh sáng tự nhiên lưu thông hiệu quả nhất.
Ngoài ra, gia chủ có thể kế giếng trời với vườn cảnh. Đây là sự kết hợp hoàn hảo, có tính thẩm mỹ cao và đem lại không khí trong lành cho ngôi nhà.