15
Th8

Nguyên nhân và cách xử lý sàn gỗ bị hở

Sàn gỗ giúp không gian sang trọng và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tinh thần người sử dụng. Nhưng, sàn gỗ bị hở lại là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Vậy, sàn gỗ bị hở vì nguyên nhân gì? Có giải pháp nào để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng này? Cùng CITA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hệ quả của việc sàn gỗ bị hở

– Giảm tính thẩm mỹ: Khi sàn gỗ bị hở, điều dễ thấy nhất chính là tính thẩm mỹ không được đảm bảo. Bạn thử tưởng tượng về một mặt sàn đang liền mạch, phẳng mịn bỗng có khe hở để lộ phần cốt sàn bên dưới sẽ như thế nào?

– Ảnh hưởng sức khỏe: Bụi bẩn tích tụ ở khe hở khi gặp điều kiện nóng ẩm làm xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Nếu vết hở lớn còn có thể gây vấp ngã, nhất là trẻ con.

Sàn gỗ hở gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình 

– Ảnh hưởng tuổi thọ sàn gỗ: Hơi nước, ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập từ vết hở sàn gỗ vào cốt sàn gỗ làm cạnh hèm bị nở ra và cong vênh. Tình trạng này hầu hết là không thể sửa chữa được.

– Khó vệ sinh sàn nhà: Chúng ta không thể lau sàn gỗ như bình thường khi sàn gỗ có vết hở. Một là phải tránh các khe hở về lâu dài làm khu vực đó bị hư hỏng nặng thêm, hai là mất thời gian làm sạch sàn với dụng cụ và dung dịch lau sàn chuyên dụng.

Nguyên nhân khiến sàn gỗ bị hở

Có rất nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng sàn gỗ bị hở trong quá trình sử dụng. Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa với những ngày độ ẩm 80-90% là nguyên nhân khiến sàn gỗ phồng rộp, tạo khe hở giữa các tấm ván gỗ. Khi độ ẩm không khí bình thường thì ván gỗ cũng khó quay trở lại tình trạng ban đầu.
  • Gỗ không được tẩm sấy kỹ trước khi sản xuất hoặc các loại sàn gỗ công nghiệp chất lượng kém với hàm lượng gỗ thấp thì khi đưa vào sử dụng, sàn gỗ dễ bị co ngót vào khi thời tiết hanh khô, làm sàn gỗ bị hở.
  • Thợ lắp đặt sàn gỗ không có kinh nghiệm chuyên môn dẫn tới không dự liệu được các tình trạng giãn nở từng loại gỗ, hoặc chừa khoảng cách giãn nở chân tường quá lớn làm xô dịch tấm ván gỗ gây hiện tượng hở hèm.
Việc lắp đặt, thi công sàn gỗ yêu cầu tay nghề chuyên nghiệp và sự tỉ mỉ của người thợ. Nếu thiếu kinh nghiệm, sàn gỗ rất dễ bị hư hại

Cách xử lý sàn gỗ bị hở

Nếu nhà bạn đã hoặc đang có ý định lắp đặt sàn gỗ thì tốt nhất nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bạn cần chú ý bảo quản, sử dụng sàn gỗ đúng cách để hạn chế tối đa tình trạng sàn gỗ bị hở hoặc nếu xảy ra tình trạng sàn gỗ hở thì hậu quả cũng không quá mức nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Chọn sàn gỗ với các loại gỗ tự nhiên hoặc các loại sàn gỗ công nghiệp của các thương hiệu uy tín. Bạn nên kiểm tra công đoạn tẩm sấy, xử lý mối mọt và khả năng chống nước, chịu ẩm của sàn gỗ.
  • Tập kết ván sàn ở công trình từ 3-4 ngày trước khi thi công để sàn gỗ thích nghi điều kiện khí hậu. Điều này hạn chế việc co ngót, giãn nở quá mức khi thi công.
  • Chọn đơn vị thi công sàn gỗ uy tín để đảm bảo chất lượng sàn gỗ sau khi hoàn thành. Bạn cũng có thể giám sát đơn vị thi công xem họ có trải lớp lót bạc tránh hơi nước từ sàn bốc lên và xâm nhập vào cốt gỗ hay không, đã chừa khoảng diện tích giãn nở sát mép tường cho sàn gỗ chưa, có tình trạng lát sàn gỗ thông các phòng trên diện tích lớn hay không…
Nên tìm đến các đơn vị thi công uy tín, có tay nghề cao để lắp đặt sàn gỗ đảm bảo chất lượng
  • Trong quá trình sử dụng, tốt nhất là hạn chế làm sàn ướt hay đọng nước. Cần lau khô hoặc bật hút ẩm vào những ngày độ ẩm không khí quá cao hay hạn chế mở cửa phòng vào ngày nồm ẩm.

Trong trường hợp sàn gỗ đã bị hở, bạn có thể áp dụng các giải pháp khắc phục sau:

  • Đối với các khe hở nhỏ, bạn có thể sử dụng khăn ướt trải lên sàn trong 2-3 tiếng đồng hồ để ván sàn được cấp ẩm, giãn nở và khe hở nhỏ khít lại.
  • Đối với sàn gỗ bị hở nhiều vị trí, diện tích khe hở quá lớn thì bạn buộc phải tìm đơn vị thi công để tìm cách xử lý.

Để tránh tình trạng sàn gỗ bị hở và đảm bảo tuổi thọ cho sàn nhà, việc lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp là vô cùng quan trọng. Độ dày của sàn gỗ là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền và khả năng chịu lực của sàn. Tham khảo thêm bài viết “Nên chọn sàn gỗ công nghiệp loại 8mm hay 12mm?” để có quyết định chính xác nhất cho ngôi nhà của mình bạn nhé!