28
Th6

6 cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống

Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống là vấn đề cần chú ý đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình bạn. Thế nhưng, cần thiết kế lối thoát hiểm như thế nào để vừa đáp ứng yêu cầu về độ an toàn lại vừa có tính thẩm mĩ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ câu hỏi về thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống.

Vì sao cần phải thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống?

Nhà ống là kiểu nhà khá phổ biến và có số lượng tập trung nhiều tại các khu vực thành phố, khu dân cư đông đúc. Những căn nhà ống thường có chung đặc điểm là được xây dựng trên đất quy hoạch chia lô theo dạng mặt tiền hẹp, sâu về sau.

Những căn nhà phố, nhà trong ngõ thường bị bịt kín bởi những căn nhà xung quanh, do đó việc tạo ra lối thoát hiểm thường khó khăn trong thiết kế nội thất. Hơn thế, với những căn nhà ống có diện tích nhỏ hơn thì gia chủ thường chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích sống, bỏ qua việc thiết kế các lối thoát hiểm trong nhà.

Nhà ống ở khu vực đông dân cư thường nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ gây thiệt hại lớn đến người và của nên càng cần thiết kế lối thoát hiểm

Chính bởi những điểm đặc thù của nhà ống nên khi có các vụ cháy xảy ra sẽ gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hơn nữa, những ngôi nhà trong ngõ hẻm, nhà phố, việc lắp đặt các hệ thống báo cháy và giải thoát thường khó khăn hơn tại các khu chung cư. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ và đồng bộ trong thiết kế nhà cũng là một trở ngại khiến cho kiến trúc sư và gia chủ thường bỏ qua việc thiết kế lối thoát hiểm trong nhà.

Với tất cả những lý do kể trên đã đặt ra câu hỏi: Cần thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống thông minh. Lối thoát hiểm không chỉ giúp căn nhà vẫn có yếu tố thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự tiện lợi, an toàn nếu sự cố xảy ra.

Quy định cần biết khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống

Khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống cần tuân thủ một số quy định, tiêu chuẩn như sau:

Về vị trí cửa thoát hiểm

  • Lối thoát hiểm từ phòng tầng 1 phải trực tiếp nối ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh để ra ngoài nhà.
  • Lối thoát hiểm từ bất kỳ phòng của tầng nào tới cầu thang đều phải có lối qua tiền sảnh ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.
  • Lối thoát hiểm từ các phòng tới lối đi qua hành lang phải có lối vào cầu thang đi ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.
  • Lối thoát hiểm cần phải dẫn tới những khu vực an toàn, không bị che phủ bởi khói bụi trong thời gian nhất định.
Gia chủ nên ưu tiên thiết kế lối thoát hiểm đi qua hành lang, tiền sảnh và cầu thang bộ.

Về khả năng chống chọi với hỏa hoạn

Lối thoát nạn cho nhà ống cao tầng phải có khả năng chịu lửa từ cấp 3 trở lên. Lối thoát cần có đường trực tiếp ra ngoài hoặc vào cầu thang có lối thoát ra ngoài. Lối thoát hiểm tránh kết nối với những phòng chứa các ngành sản xuất có tính nguy hiểm hạng A, B, C.

6 cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống an toàn, bền đẹp

Ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế nhà ống, gia chủ và kiến trúc sư thống nhất với nhau về phương án bố trí lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm. Theo đó, kiến trúc sư sẽ thiết kế lối thoát hiểm chính và lối thoát hiểm dự phòng.

Thiết kế nhà ống có thêm phần ban công

Ban công cũng có thể dùng như là lối thoát hiểm quan trọng, hữu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. Khu vực ban công không chỉ giúp che mưa, chắn nắng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn là khu vực thông thoáng để bạn tránh bị ngạt khói. Khi có hỏa hoạn nếu không kịp thoát ra thì ban công chính là lối thoát hiểm để giúp bạn chờ lực lượng cứu hỏa tới giải cứu.

Nếu ban công, lô gia nhà ống được bịt kín bằng khung sắt hoặc lam, lưới an toàn thì nên bố trí ô cửa mở bằng bản lề, có khóa mở phòng trường hợp khẩn cấp. Nên để chìa khóa ở nơi cố định, dễ dàng tìm thấy, cẩn thận hơn có thể đánh làm nhiều chìa, chia cho các thành viên gia đình cất giữ.

Thiết kế ban công thành lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống có diện tích hẹp

Lối thoát hiểm cho nhà ống được thiết kế theo cửa chính

Cửa chính nhà ống hiện nay thường gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài. Các lớp cửa nếu khó mở, chốt khóa phức tạp sẽ khiến các thành viên gia đình bên trong bị ngạt khí, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản, phòng những lúc nguy cấp. Trường hợp cửa chính chỉ có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.

Cửa thoát hiểm đặt ở bên hông hoặc phía sau nhà

Với nhà ống có 2-3 mặt thoáng, gia chủ nên bố trí thêm cửa thoát hiểm ở bên hông nhà hoặc phía sau nhà. Đây là hệ thống cửa phụ để thoát nạn khi hỏa hoạn xảy ra mà không thể thoát qua cửa chính.

Tương tự như cửa chính, hệ thống chốt khóa của cửa bên hông và cửa phía sau nhà nên đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn cho gia chủ. Độ trơn nhạy của khóa cửa nên được kiểm tra thường xuyên. Nếu sử dụng kiểu khóa dùng chìa để mở, bạn nên để chìa ở nơi cố định, dễ tìm thấy trong điều kiện thiếu sáng.

Tận dụng phần giếng trời, sân thượng để tạo lối thoát hiểm

Với nhà ống, nhà phố hiện nay, giếng trời giúp lấy sáng tự nhiên, đối lưu không khí và tăng tính kết nối giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt, khi xảy ra hỏa hoạn, giếng trời còn giúp thoát khỏi thẳng lên trên một cách nhanh chóng, giảm lượng khói quẩn trong nhà, hạn chế tình trạng ngạt khí.

Nếu nhà ống của bạn xây sát với những căn nhà bên cạnh có thể cùng với 10 hộ dân gần nhau. Điều này giúp tạo thành một mặt bằng trên sân thượng, tạo khoảng trống thoát hiểm thông thoáng, dễ dàng được tiếp cận bởi lực lượng cứu hộ cứu nạn.