26
Th6

Quy trình đi dây điện âm tường và ưu nhược điểm

Thiết kế đường điện là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở dân dụng hoặc thi công các công trình. Trong đó, phương pháp lắp dây điện âm tường có những ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết này CITA sẽ mang đến những thông tin chi tiết về đi dây điện âm tường.

Đi dây điện âm tường là phương pháp thi công dây điện phổ biến nhất

Thế nào là đi dây điện âm tường? Cách thi công dây điện âm tường

Đi dây điện âm tường là hình thức dây điện được chôn xuống đất hoặc âm vào tường, trần nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng điện hàng ngày.

Cách đi dây điện âm tường trong nhà được thực hiện theo thứ tự sau.

Bước 1: Xác định vị trí cụ thể để đặt thiết bị trước

Bạn nên xác định rõ ràng những vị trí bạn đặt các thiết bị điện như bóng đèn, ổ cắm điện, máy lạnh, tủ điện,… trong nhà mình. Từ các vị trí đó, chúng ra sẽ xác định được đường đi của dây điện tới các vị trí đó.

Bước 2: Lên sơ đồ điện âm tường

Sau bước xác định, chúng ta sẽ thực hiện một bản đồ đường đi của hệ thống điện trong nhà mình. Bạn cần nắm vững bản sơ đồ này, và tốt nhất là lưu lại một bản vẽ để tiện cho việc thi công, cũng như thuận lợi cho việc sửa chữa sau này nếu hệ thống điện có trục trặc.

Sơ đồ đi dây điện âm tường

Bước 3: Thực hiện thi công

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình làm điện. Bạn cần tuân thủ những hướng dẫn và thao tác chính xác để đảm bảo kỹ thuật điện trong gia đình. Quy trình thực hiện thi công đi dây điện âm tường gồm:

  • Đào rãnh tường: Dùng phấn hoặc bút vẽ lên tường sơ đồ đi dây đã được xác định ở bước trên. Ta cần thực hiện chính xác bước này để đảm bảo hệ thống đường dây hợp lý, và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Cắt tường: Ta dùng máy cắt tường để cắt theo các đường vẽ, sau đó dùng máy khoan hoặc máy đục, đục tường theo đường cắt có sẵn. Độ rộng, hẹp hoặc độ nông sâu của tường sẽ phụ thuộc vào đường dây điện bạn muốn đi.
  • Đi ống nhựa: Cho ruột gà lõi thép hoặc ống dẫn cứng vào rãnh đã đục và cố định lại thật chặt bằng dây kẽm.
  • Luồn dây điện âm tường: Có thể luồn dây điện vào ống trước hoặc sau khi hoàn thiện, tuy nhiên thì vẫn nên luồn dây vào trước để tránh trường hợp gặp vật cản, ta không luồn được dây, phải đục tường ra làm lại rất mất thời gian và mỹ quan của công trình.
  • Hoàn thiện thi công: Sau khi đã đặt được đường ống và luồn dây xong xuôi, ta dùng hồ trám lại các vết rãnh đã đục vừa nãy, sao cho đảm bảo chắc chắn và đẹp là được.

Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về điện và xây dựng thì ta không nên tự lắp đặt dây điện âm tường mà nên thuê thầu thợ có kinh nghiệm. Nếu tự ý lắp đặt mà không nắm rõ, nhẹ thì gây cản trở trong sinh hoạt, nặng thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho các thành viên trong gia đình.

Đi dây điện âm tường đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng

Ưu – nhược điểm của đi dây điện âm tường

Để có cái nhìn khách quan nhất, ta sẽ so sánh phương pháp đi dây điện âm tường với nổi tường để bạn đọc dễ dàng lựa chọn phương pháp phù hợp với công trình của mình.

Đi dây âm tường Đi dây nổi tường
Ưu điểm – Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mỹ

– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

– Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

– Chi phí lắp đặt không quá lớn

– Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình

– Không nhất thiết phải thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm – Chi phí lắp đặt cao

– Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước lúc xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố rất phức tạp

– Tính thẩm mỹ không cao

– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

Hoàn thiện hệ thống điện âm tường là một bước quan trọng trong việc xây dựng nhà ở. Việc lựa chọn phương pháp thi công phù hợp, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình bạn.

Bên cạnh việc đi dây điện âm tường, bạn cũng nên quan tâm đến việc chống nóng cho ngôi nhà, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Việc sử dụng các vật liệu chống nóng hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng và tạo cảm giác thông thoáng, mát mẻ cho căn nhà.