16
Th7

Kinh nghiệm thiết kế tủ phòng ăn, tủ bếp tiện lợi, hợp thẩm mỹ

Phòng ăn, phòng bếp là một trong những không gian cần đặc biệt chú trọng về tính tiện nghi khi thao tác và không gian rộng rãi để lưu trữ. Biện pháp để thực hiện được cả 2 tiêu chí thiết kế này đó là sử dụng hệ tủ lưu trữ, trong đó, tủ phòng ăn và tủ bếp không những đóng vai trò công năng, mà cũng cần mang lại tác dụng thẩm mỹ cao cho căn nhà.

Khu vực bếp – phòng ăn cần thiết kế tốt để đảm bảo tiện nghi khi sinh hoạt

Khi thiết kế tủ phòng ăn, tủ bếp, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây để không gian lưu trữ của gia đình luôn tiện nghi, sạch thoáng và bền đẹp.

1. Lưu ý khi sắp xếp thứ tự đồ dùng bếp, phòng ăn

Hệ thống lưu trữ luôn cần thiết cho tủ phòng ăn, tủ bếp như: bảo quản dụng cụ nấu ăn, tích trữ đồ ăn khô, đồ dùng gia vị, chai lọ, đĩa, nồi,chén… Vì vậy, bạn nên thiết kế phòng bếp – ăn với một hệ thống lưu trữ thông minh.

Điều này giúp bạn sắp xếp được nhiều thứ hợp lý và tiện dụng hơn. Bạn cũng nên tuân theo các quy tắc thiết kế nhà bếp. Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến số lượng dụng cụ bạn dự định mua, để sử dụng một cách hiệu quả.

Để làm được điều này, bạn cần phân chia theo nhiều khu vực khác nhau để bạn lưu trữ những thứ khác nhau. Ví dụ, có thể bố trí một khu vực cho các gia vị nấu ăn, khu vực để chén bát, và khu vực cho các vật dụng nấu ăn.

Nên thiết kế tủ bếp, tủ phòng ăn ưu tiên theo thứ tự đồ dùng khi sử dụng

2. Lưu ý về kích thước tủ bếp, tủ phòng ăn

Kích thước là yếu tố không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của không gian mà còn ảnh hưởng rất lớn về công năng sử dụng. Một bộ tủ bếp (tủ phòng ăn) tiêu chuẩn phải đảm bảo được các thông số tiêu chuẩn sau đây:

  • Chiều cao tổng của bộ tủ bếp trong khoảng 2200mm đến 2250mm.
  • Hệ tủ bếp trên nên đặt cao khoảng 800m, độ sâu khoảng 350mm.
  • Hệ tủ bếp dưới với chiều cao khoảng 810mm đến 860mm, độ sâu 550mm, mặt đá sâu 600mm.
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới từ 600mm đến 650mm.
  • Chiều dài của tủ bếp bạn nên căn cứ vào diện tích của không gian để thiết kế sao cho phù hợp nhất.

3. Lưu ý khi phân khu chức năng và phân chia theo tần suất sử dụng

Nhiều nhà bếp thiết kế không linh hoạt dẫn đến sự lộn xộn khi bạn có quá nhiều vật dụng trong phòng. Kết quả là, trong quá trình sử dụng bếp, bạn luôn phải tìm kiếm vì nó không được sắp xếp một chỗ cố định.

Một số vật dụng cồng kềnh thường sử dụng hàng ngày như nồi cơm điện, máy xay sinh tố thường để một vị trí cố định. Tuy nhiên, đối với những vật dụng nhỏ, thì luôn có một giải pháp để cất giữ là ngăn kéo lưu trữ.

Đồ dùng sử dụng thường xuyên nên lưu trữ ở không gian mở, đồ dùng ít sử dụng nên lưu trữ trên cao, trong các ngăn tủ bếp kín

Phân chia khu vực lưu trữ không những giúp các vật dụng như nồi, dao kéo, hộp đựng gia vị, có thể được giấu vô hình trong các ngăn kéo tủ, mà còn giúp giúp bạn dễ dàng tiếp cận với đồ đạc khi sử dụng. Các khu vực lưu trữ khác nhau trong nhà bếp cũng sẽ giúp phòng bếp trở nên gọn gàng và ngăn nắp.

Với những đồ dùng ít khi sử dụng, bạn có thể bố trí ở những ngăn tủ phòng ăn, hoặc các ngăn tủ trên cao để giải phóng diện tích cho phòng bếp – ăn.

4. Lưu ý về kiểu dáng tủ bếp, tủ phòng ăn

Nếu như phòng bếp của gia đình có diện tích khá nhỏ bạn nên lựa chọn thiết kế tủ bếp kiểu dáng chữ I hoặc chữ L đây là những kiểu dáng tủ bếp khá đơn giản, có thể phù hợp với nhiều không gian khác nhau, cho phòng bếp thông thoáng và tiện nghi hơn.

Bếp chữ L kết hợp tủ bếp, tủ phòng ăn dọc là sự lựa chọn phù hợp với những căn nhà nhỏ hẹp

Ngược lại nếu gia đình bạn sở hữu một không gian rộng bạn có thể lựa chọn tủ bếp kiểu chữ U, chữ G hoặc bố trí thêm bàn đảo và quầy bar bếp tiện dụng.

Tủ phòng ăn có thể thiết kế linh hoạt, gắn liền với tủ bếp, hoặc ở vị trí thuận tiện để thao tác nhất trong khu bếp. Nhiều trường hợp, tủ phòng ăn có thể được bố trí hình chữ I chạm trần, sát sàn ở những góc khuất, kết hợp đèn chiếu để vẫn dễ dàng thao tác nhưng không làm vướng víu không gian.

5. Gợi ý các bước thiết kế tủ bếp, tủ phòng ăn phù hợp với nhu cầu

Việc bố trí tủ bếp hợp lý đòi hỏi những người có nhiều kinh nghiệm. Không chỉ phụ thuộc vào các thông số sử dụng mà cách bố trí phòng bếp cũng nên tuân theo thói quen và nhu cầu sử dụng của gia đình.

Để bố trí tủ bếp hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo các bước mà chúng tôi thực hiện để tránh gây khó khăn trong quá trình bố trí tủ bếp nhà mình:

  • Bước 1: Xem xét nhu cầu, thói quen sử dụng tủ bếp.
  • Bước 2: Khảo sát mặt bằng nhà bếp thực tế, đưa ra giải pháp sửa chữa, cải tạo đường điện, cấp thoát nước nếu cần thiết.
  • Bước 3: Lên mặt bằng bố trí sơ bộ theo nguyên tắc tam giác bếp.
  • Bước 4: Lựa chọn và sắp xếp thiết bị, phụ kiện bếp. Cân đối ngân sách đầu tư cho hệ tủ bếp.
  • Bước 5: Sắp xếp, bố trí các ngăn tủ bếp khoa học.
  • Bước 6: Kiểm tra tổng quan,xử lý các xung đột trong tủ bếp.

Có nhiều cách để tạo ra một nhà bếp đẹp và tiện lợi dù căn phòng lớn hay nhỏ, nếu như bạn biết kết hợp khoảng cách làm việc và hệ thống lưu trữ thông minh để sắp xếp các vật dụng trong nhà bếp thì chắc rằng bạn sẽ có những phút giây thư thái trong khi nấu ăn tại phòng bếp.

Thiết kế tủ bếp tiện lợi, hợp thẩm mỹ không chỉ mang lại sự đẹp mắt cho không gian bếp mà còn giúp việc nấu nướng, dọn dẹp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để sở hữu căn bếp mơ ước của mình. Tuy nhiên, để tối ưu hóa công năng sử dụng và tiết kiệm thời gian cho việc nấu nướng, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng trong thiết kế tủ bếp để sở hữu một bộ tủ bếp hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu nấu nướng của gia đình.