20
Th6

Gỗ MFC là gì? Gỗ MFC trong thiết kế nội thất

Bên cạnh gỗ MDF, gỗ MFC cũng là một trong những loại gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng để sử dụng trong thiết kế nội thất nhà Việt hiện nay. Vậy gỗ MFC là gì? Ứng dụng phổ biến của gỗ MFC trong thiết kế nội thất là gì? Hãy cùng CITA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nội thất sử dụng gỗ MFC

Gỗ MFC là gì?

MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard, gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp, có cốt gỗ là ván dăm được phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Cốt gỗ MFC chủ yếu là gỗ rừng trồng, khai thác từ các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su… Các loại cây này sau khi khai thác sẽ được đưa về nhà máy để băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo và ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao, tạo thành cốt gỗ MFC hoàn chỉnh.

Gỗ MFC là loại gỗ ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất

Bề mặt gỗ MFC được phủ một lớp Melamine, giúp tăng tính thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Chất liệu phủ bề mặt Melamine sử dụng cho gỗ MFC, bản chất là giấy phim in màu hoặc vân gỗ với kết cấu lì, bóng, thích hợp để sử dụng trong thiết kế nội thất nhà ở Việt.

Ưu điểm của gỗ MFC

– Tính bền cao, có khả năng chống trầy, chống cháy.

– Giá thành rẻ hơn đến 60% so với gỗ MDF, Veneer.

– Màu sắc đồng đều do được sản xuất trực tiếp từ nhà máy.

– Thời gian thi công nhanh, thích hợp với các dự án gấp nhờ ưu điểm không cần sơn phủ hoàn thiện.

– Cốt gỗ MFC bám ốc vít tốt, tạo độ chắc bền.

– Chất liệu phủ bề mặt Melamine đa dạng và luôn có sẵn, giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn.

Nhược điểm của gỗ MFC

– So với MDF, gỗ MFC không có độ liền lạc tốt, do cạnh ván gỗ chỉ được hoàn thiện bằng chỉ PVC.

– Đa số chỉ PVC chỉ có bề rộng 28mm nên gỗ MFC hạn chế về độ dày.

– Bề mặt gỗ MFC không tự nhiên, tính thẩm mỹ không cao bằng gỗ MDF.

Ứng dụng của gỗ MFC trong thiết kế nội thất

Cũng giống như gỗ MDF, Gỗ MFC được ứng dụng khá rộng trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, văn phòng. Một số đồ nội thất ứng dụng gỗ MFC có thể kể đến như: tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ,…

Gỗ MDF, MFC đều được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất

Ngoài chất liệu phủ bề mặt Melamine, để tăng tính thẩm mỹ, gỗ MFC cũng có thể kết hợp với các chất liệu phủ bề mặt khác như Veneer, Laminate hoặc phủ sơn. Tuy nhiên, độ tương thích giữa cốt gỗ và chất liệu phủ bề mặt sẽ không quá cao.

Lưu ý rằng, đối với đồ nội thất nhà ở, văn phòng, những nội thất ở khu vực khô ráo nói chung, gia chủ có thể sử dụng gỗ MFC tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với các khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước như toilet, tủ bếp, ban công… gia chủ nên ưu tiên lựa chọn các vật liệu có khả năng chống thấm như: gỗ MDF lõi xanh chống ẩm, gỗ MFC chống ẩm…

Với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, gỗ MFC được ứng dụng ngày càng rộng rãi và được nhiều tổ chức khuyên dùng bởi tính thân thiện với môi trường. Bên cạnh gỗ MDF, gỗ MFC cũng được đánh giá là loại vật liệu góp phần giải quyết sự thiếu hụt của gỗ tự nhiên trong tương lai.