05
Th4

MAXIMALISM – Phong cách kiến trúc tối đa

Không hẳn là một trường phái thiết kế nội thất hợp với số đông, Maximalism – hay Tối đa – là lựa chọn thiết kế nội thất cho những người không muốn gò bó mình vào những quy luật cứng nhắc hay sự đơn điệu “đồng phục”. Cùng tìm hiểu chi tiết của phong cách độc đáo này với CITA ngay bây giờ.

ĐÔI NÉT VỀ MAXIMALISM 

Xuất hiện vào cuối thập niên 1970, chủ nghĩa Tối đa/ Maximalism là một trong những phong cách nghệ thuật/ thiết kế đầy thách thức và thú vị: chưa bao giờ thực sự là một xu hướng chủ đạo, tuy nhiên phong cách này vẫn luôn bền bỉ tồn tại song song với mọi trào lưu khác.

Thoạt nhìn có vẻ rườm rà và diêm dúa, tuy nhiên, việc áp dụng thành công phong cách Tối đa đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về nghệ thuật, tinh thần sáng tạo và cá tính mạnh mẽ. Xét trên nhiều khía cạnh, sự Tối đa không quá hiệu quả về tính ứng dụng và công năng như Minimalism/ Tối giản, nhưng lại nổi bật ở dấu ấn cá nhân và ấn tượng thị giác.

phong cách Maximalism
Nghệ thuật tối đa thị giác

Tối đa không phải là sự bừa bộn, thậm chí ngược lại – Tối đa là một biểu hiện khác của sự chi tiết trong sắp đặt một cách có mục đích.

PHONG CÁCH MAXIMALISM LÀ GÌ? 

Khi phong cách Tối giản ngày càng trở nên phổ biến và dễ bắt chước, các nhà thiết kế lựa chọn “More is Never Enough” như một sự phản kháng; Tối đa thoạt nhìn rực rỡ đến mức lập dị, nhưng thực tế đòi hỏi một sự sắp xếp và tính toán bài bản, giúp đem lại ấn tượng mạnh đối với thị giác từ sự “bùng nổ” của các màu sắc tươi sáng, sự “đầy đủ” mọi loại họa tiết cũng như chất liệu.

Từ đó, Tối đa/Maximalism tạo cảm giác dư giả, sang trọng bao gồm trong rất nhiều yếu tố hợp thành: hàng loạt khung tranh, vật dụng trang trí lấp kín những bức tường trống, đồ nội thất cầu kì và nhiều màu sắc, tận dụng tối đa sự phức tạp từ vải qua rèm cửa, thảm trải sàn, đệm lót hoặc khăn…

Tối đa/Maximalism không có nghĩa là “lộn xộn”. Phong cách này chỉ thực sự đạt hiệu quả tốt khi nhà thiết kế có khả năng quản lí không gian hoàn chỉnh, để từ sự “phô trương” làm nổi bật lên gu thẩm mỹ và cá tính của chủ nhân.

phong cách Maximalism

Cảm giác sang trọng của Maximalism không đến từ sự xa hoa của vật dụng như một số phong cách cổ điển, mà đến từ cảm giác “lấp kín” và “dư giả” của màu sắc và vật dụng.

CÁC QUY TẮC ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH MAXIMALISM  

Sự bất quy tắc

Xu hướng trang hoàng nhà cửa càng nhiều càng tốt này đặt sở thích cá nhân của người dùng lên hàng đầu. Đây là phong cách không giới hạn về họa tiết, màu sắc hay chất liệu.

Bạn có thể thoải mái pha trộn một cách ngẫu hứng tất cả những gì mình yêu thích cho không gian sống. Bạn có thể phối hợp giữa phong cách Ấn Độ với đôi chút pop art hay baroque và hiện đại. Khi biết chắt lọc những tinh hoa của từng phong cách, đặt vào một không gian chung sao cho hài hòa, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên ấn tượng hơn

Sự cá nhân hoá

Một quan niệm sai lầm phổ biến mà mọi người thường nghĩ là chủ nghĩa tối đa khuyến khích tích trữ các vật dụng và chất quá nhiều đồ đạc vào phòng. Mặc dù nó bao hàm ý tưởng dư thừa, nhưng nó không theo cách nghĩ như trên. Nó thúc đẩy sự lặp lại, hoa văn, bảng màu đậm, chi tiết đồ họa phức tạp và vật quý, đồ sưu tầm có một không hai. Chủ nghĩa tối đa là một phong cách đa dạng bao gồm tập hợp, các bộ sưu tập, nhưng được sắp xếp và màu sắc bão hòa.

“More is more”: Nicole Alexander, nhà thiết kế nội thất chính của công ty Siren Betty Design cho biết: “Chủ nghĩa tối đa, theo một cách nào đó, mang tính cá nhân hơn nhiều so với chủ nghĩa tối giản. Con người không chỉ là một thứ; họ phức tạp và phức tạp và nhiều mặt — và lối trang trí theo chủ nghĩa tối đa thể hiện điều đó”. Dù rằng một trong những nét thú vị của Tối đa chính là “còn chỗ là còn thêm được đồ”, tuy nhiên, hãy đảm bảo món đồ đó thực sự có ý nghĩa nào đó với bạn, thay vì chỉ tìm một thứ gì đó “lấp đầy” không gian.

Một trong những điều thú vị của Tối đa chính là cho phép bạn thể hiện con người của mình một cách thoải mái: bạn là người lãng mạn thích màu hồng, hay góc cạnh với các tông màu tối.

Phong cách Tối đa thực sự là một lựa chọn mang lại nhiều niềm vui, nhưng cũng không hề dễ dàng để thực hiện. Chứa đựng trong mình nhiều đặc trưng của các phong cách thiết kế khác nhau, một không gian Tối đa đòi hỏi mức đầu tư về chi phí và thời gian cao hơn nhiều so với đa phần các lựa chọn mang tính đồng nhất khác. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đang tìm kiếm một không gian “của riêng mình”, theo nghĩa “khó lặp lại” và “chứa đựng nhiều câu chuyện” trong từng chi tiết nhỏ, đây là một lựa chọn xứng đáng với mức đầu tư mà bạn cần bỏ ra.

Cuối cùng, sau khi đã tìm hiểu xong phong cách kiến trúc Maximalism, sao bạn không đến với phong cách đối lập hoàn toàn với nói – Minimalism phong cách tối giản. Hay bạn có thể đến với nơi cập nhật những mẫu thiết kế mới nhất – cũng là CITA nhưng với diện mạo hoàn toàn khác.