18
Th6

Chất liệu lõi và chất liệu phủ bề mặt trong thiết kế nội thất

Điều làm nên chất lượng của gỗ công nghiệp chính là chất liệu lõi và chất liệu phủ bề mặt. Vậy chất liệu lõi và chất liệu phủ bề mặt là gì? Hãy cùng CITA đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Gỗ công nghiệp cấu tạo gồm 2 phần: Chất liệu lõi và chất liệu phủ bề mặt

Chất liệu lõi là gì?

Chất liệu lõi có nguồn gốc từ vụn gỗ được trộn keo và hóa chất tạo thành, qua đó giảm hiện tượng co giãn, cong vênh do tác động bên ngoài. Lõi đảm bảo chất lượng phải được phối trộn thành phần chống ẩm theo tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, lõi gỗ chống ẩm thường có màu xanh.

Gỗ công nghiệp chống ẩm được ứng dụng nhiều cho khu vực tủ bếp

Hai chất liệu lõi phổ biến là Ván gỗ dăm trơn (PB – Particle board) chống ẩm và Gỗ ép MDF (Medium Density fiberboard) chống ẩm, ngoài ra còn có một số chất liệu khác như HDF, Plywood, Composite.

Ván gỗ dăm trơn (PB) được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…) đã được xay thành dăm, sau đó ép dăm gỗ trộn keo và thành phần chống ẩm. Loại này có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại nhưng chất lượng kém hơn ván sợi. Ngày nay, chúng ít được sử dụng trong nội thất mà chủ yếu dùng để đóng thùng các kiện hàng hoặc pallet.

Các chất liệu lõi gỗ công nghiệp phổ biến là MDF, PB, Composite, HDF…

Gỗ ép (MDF) được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ, keo trộn tạo kết dính. Tất cả các nguyên liệu được phối trộn và ép thành sản phẩm. Ưu điểm của gỗ ép MDF là cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt, giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên, bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối. Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng gỗ MDF chống ẩm thay thế.

Bảng so sánh các chất liệu lõi phổ biến qua nghiên cứu của Flexfit – Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp

Chất liệu phủ bề mặt là gì?

Trên thị trường hiện nay có 4 loại chất phủ bề mặt được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế nội thất là Acrylic, Melamine, Laminate và Veneer. Chất liệu phủ Melamine và Laminate là hai loại chất liệu thông dụng nhất. Trong khi đó Acrylic, Veneer mang lại những sự lựa chọn cao cấp hơn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ đầu tư mà khách hàng có thể thay đổi lựa chọn hoặc kết hợp nhiều loại chất liệu.

Chất liệu phủ Acrylic có độ nhẵn bóng, phẳng mịn cao hơn so với phủ sơn và dễ lau chùi. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo, Acrylic giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng mở và thoáng đãng hơn.

Chất liệu phủ Melamine là lớp phủ tạo bề mặt gỗ giả, chúng được tạo ra nhờ hoạt chất kết dính tạo bề mặt gồm có 3 yếu tố chính là lớp giấy nền, lớp phim tạo vân giả gỗ và lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ. Đây là loại vật liệu sản xuất nội thất thường thấy và chiếm hơn 80% tỷ lệ sử dụng trong nội thất văn phòng, nội thất chung cư, trường học…

Bảng so sánh các chất liệu phủ bề mặt phổ biến qua nghiên cứu của Flexfit – Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp

Hiện nay, gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, tính thân thiện với môi trường, sử dụng dăm/sợi gỗ thay vì gỗ nguyên khối và giá thành tương đối hợp lý. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có những thông tin cần thiết để lựa chọn gỗ công nghiệp với chất liệu lõi, phủ bề mặt phù hợp với ngôi nhà của mình. Để tìm hiểu thêm về các loại lõi tủ bếp phổ biến, việc so sánh 5 loại chất liệu lõi làm tủ bếp phổ biến sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của từng loại lõi, giúp bạn lựa chọn được loại lõi phù hợp với nhu cầu.